Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2020

TRÀ

Hình ảnh
Trà Long Tỉnh Trà Long Tỉnh có nghĩa là trà Giếng Rồng. Đây là loại trà xanh nổi tiếng của Hàng Châu tỉnh Chiết Giang - nơi đây đươc ưu ái ban tặng khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào do đó nên rất thích hợp để trà xanh sinh trưởng Vào thời Mãn Thanh trà Long Tỉnh đã được vua Khang Hy phong là "hoàng trà" là loại trà tiêu biểu của hoàng đế. Ngoài ra còn có tương truyền rằng tên của trà theo truyền thuyết cũng do vua Càn Long đặt, khi ông nhìn xuống một giếng nước gần đó và thấy bóng của cây trà lung linh dưới nước, giống hình một con rồng đang bay lượn trong giếng, nên Càn Long đặt tên là Long Tỉnh Trà. Trà này có hương thơm đậm, ngọt, nước trà màu vàng nhạt ánh xanh, vị ngọt bùi giống như hạt dẻ hoặc lá cải phơi khô. Dư vị ngọt và bền. Người dân thường phải hái trà vào buổi sáng. Công việc sấy trà cũng rất khác biệt, người làm công việc này không dùng bất kỳ một dụng cụ nào ngoài hai bàn tay của họ. Trà phổ nhĩ Vân Nam Trà phổ nhĩ còn có tên gọi khác là Trà Kim Qua Cống, Nhân...

LỊCH SỬ TƠ LỤA TRUNG QUỐC

Hình ảnh
LỊCH SỬ TƠ LỤA TRUNG QUỐC  Theo truyền thuyết, Hoàng hậu Luy Tổ là người đã khuyến khích nuôi tầm với quy mô lớn vào năm 2640 TCN. Nhờ buôn bán tơ lụa khắp thế giới, Trung Quốc đã thu được rất nhiều lợi nhuận. Nghề nuôi tằm là nghề độc tôn của Trung Quốc trong suốt 3000 năm sau đó, cho đến khi người dân di cư mang theo bí quyết sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Có một câu chuyện khác kể rằng một công chúa Trung Quốc khi được gả cho hoàng tử vương quốc Khotan đã lén mang con tằm theo làm quà tặng chồng. Các nước phương tây gọi Trung Quốc là "Seres" nghĩa là "quốc gia của tơ lụa" và học bí quyết sản xuất tơ lụa từ hao hòa thượng Trung Quốc, người đã để con tằm vào ống trúc để truyền bá ra bên ngoài. Ban đầu tơ lụa chỉ được dùng trong hoàng thất, chẳng hạn như dùng để may chiếc hoàng bào với biểu tượng ngũ trảo long như hình trên  Sản xuất tơ lụa  Tằm dâu là kết quả sau hàng nghìn năm nuôi dưỡng và thuần hóa của người Trung Quốc. Tằm dâu không biết bay mà chỉ như một nhà máy ...

6 MÓN SỢI KHÔNG THỂ THIẾU TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM Ở TRUNG QUỐC

Hình ảnh
  6 MÓN SỢI KHÔNG THỂ THIẾU TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM Ở TRUNG QUỐC   Mang ý nghĩa cầu may mắn, sức khỏe, những món mì sau đây đã trở thành nét văn hóa đặc biệt trong bữa ăn ngày Tết của người Trung Quốc. Mì trường thọ Mì trường thọ của Trung Quốc tượng trưng cho lời chúc đầu năm mới về  sức khỏe  và  sống thọ . Mì trường thọ không chỉ có ý nghĩa trong việc chúc mừng sinh nhật mà nó còn được người Trung Quốc ăn vào những dịp năm mới. Điểm đặc biệt của món ăn là sợi mì không cắt ra nên rất dài, có nghĩa  tuổi thọ ngày càng tăng . Người Trung Quốc quan niệm rằng việc ăn một bát mì trường thọ cũng giống như lời cầu chúc cho người đó mạnh khỏe,  sống lâu trăm tuổi vậy Theo quan niệm truyền thống, sợi mì càng dài đồng nghĩa với tuổi thọ càng cao. Nếu sợi mì bị cắt ngắn, người ăn sẽ gặp phải những điều không may, tuổi thọ cũng sẽ giảm đi. Vì thế, người chế biến mì trường thọ không được phép cắt sợi, người ăn cũng phải ăn hết sợi mì, không nên làm đứt....

NGHỆ THUẬT THÊU TAY NGƯỜI MIÊU

Hình ảnh
 " Nghệ thuật thêu tay của dân tộc Miêu đ ược xem là nét văn hoá đặc trưng không chỉ với dân tộc Miêu mà còn là nét văn hoá của người Trung Quốc"  Cách đây hơn một ngàn năm từ thời nhà Đường, được lấy cảm hứng từ khung cảnh sống động của cuộc sống hằng ngày qua đó biểu đạt ý nghĩa và phân biệt dòng tộc ,chi tộc. Qua hình ảnh ghi chép được tôn vinh “Sử thi trên trang phục” . Sử dụng màu sắc mang cảm giác nồng ấm “ đỏ, đen, trắng , vàng , xanh”. Nhiều trang phục may thêu được kết hợp với vô số phụ kiện lấp lánh vòng tay và những phụ kiện bạc khác góp phần tô diễm cho trang phục độc đáo của người Miêu. Trang phục lễ hội, ngày tết thể hiện sự cầu kỳ. Trang phục ngày thường giản dị mộc mạc.  Được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể  cấp quốc gia. Đối với dân tộc Miêu thêu tay là loại hình nghệ thuật mang tính dân gian và lịch sử. Công đoạn may trang phục trải qua rất nhiều bước từ dệt vải ,nhuộm, thêu cho đến khâu. Thông thường phải mất ít nhất 4-5 năm để hoàn thành m...

Phật Giáo - CỬU HOA SƠN

Hình ảnh
    CỬU HOA SƠN - 9 ĐÓA SEN GIỮA CÕI TRẦN Tứ Đại Phật Giáo tại Trung Quốc?? các bạn đã từng nghe cụm từ này khi tìm hiểu về Văn Hóa Trung Quốc . Hãy cùng đến với blog này để biết thêm về văn hóa Phật Giáo của người Trung Quốc nhé!!!👏👏👏👏 Nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch đã từng đến đây và viết: "Diệu hữu phân nhị khí Linh Sơn khai cửu hoa" Địa Tạng Bồ Tát đầu thai làm hoàng tử nước Tân La (Triều Tiên ngày nay), sinh vào thời kì Võ Tắc Thiên  tên là Kim Kiều Giác , xuất gia từ nhỏ. Vì nghe danh của ngài Huyền Trang  nên quyết định đến Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông , lên Cửu Hoa sơn tu hành, sau đó xây chùa thu nạp nhiều tín đồ, biến Cửu Hoa Sơn thành một thắng địa Phật giáo  cực thịnh đương thời. Năm 99 tuổi, bỗng nghe một tiếng gọi mơ hồ thì biết mình sắp chết liền gọi đệ tử đến dặn dò, rồi ngồi vào trong chum mà viên tịch.  Ba năm sau, mở nắp chum ra để an táng, thấy da thịt vẫn còn nguyên, sắc diện như khi còn sống, khi nhấc ra thì các khớp xương...